Phương Pháp Học Tiếng Trung: Từ Giai Đoạn Mới Bắt Đầu Đến Giai Đoạn Cao Cấp
Học tiếng Trung là một hành trình thú vị, nhưng cũng không ít thử thách. Mỗi giai đoạn bạn trải qua đều có những chiến lược và phương pháp riêng giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách học tiếng Trung hiệu quả từ giai đoạn mới bắt đầu cho đến giai đoạn cao cấp.
Phương pháp học tiếng Trung: GIAI ĐOẠN CAO CẤP
Giai đoạn cao cấp là giai đoạn ngay trước giai đoạn biên – phiên dịch và là lúc rà soát tổng thể nhiều mặt. Nhiều người đạt được tới ngưỡng này nhưng nếu muốn chính thức học biên – phiên dịch thì bạn hãy lưu ý những điểm sau.
Point 1: Quan tâm đến nhiều mảng
Để hiểu rõ sự khác nhau về mặt văn hóa giữa hai vùng ngôn ngữ và giao tiếp được, cần phải có kiến thức cơ bản về nhiều mặt như văn hóa, kiến thức thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Tất nhiên, chúng ta không thể biết hết mọi thứ. Nhưng phải có những kiến thức cơ bản để khi được đào tạo về biên – phiên dịch, bạn có thể học và tiếp thu được kiến thức liên quan một cách nhanh chóng.
Đây không phải vấn đề có thể giải quyết trong thời gian ngắn mà cần liên tục tìm hiểu về văn hóa của phía đối phương trong đời sống hằng ngày.
Lúc này, ngoài việc học ngoại ngữ, bạn phải đọc sách về lịch sử Trung Quốc (đặc biệt là lịch sử cận đại – hiện đại), chế độ xã hội, cấu trúc chính trị, thể chế kinh tế, v.v.. và phải học cả những nét đặc trưng nổi tiếng, nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu. Tức là bạn phải nỗ lực để trở thành người không chỉ giỏi tiếng Trung Quốc mà còn phải trở thành người hiểu rõ về Trung Quốc.
Point 2: Hãy đọc những ấn phẩm in như báo và tạp chí! – Phương pháp học tiếng Trung hiệu quả
Đọc báo giấy để mở rộng kiến thức đa lĩnh vực
Những năm gần đây, hầu như chúng ta đều tiếp cận tin tức thông qua báo mạng. Tuy nhiên, nếu muốn học biên – phiên dịch, bạn hãy đọc báo giấy. Nếu đọc báo mạng, chúng ta thường chọn những phần mà mình quan tâm hoặc những tin tức thú vị. Tuy nhiên, như nội dung đã đề cập đến ở phần point a, biên dịch viên và phiên dịch viên cần có kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực. Bạn nên đọc và tìm hiểu cả những bài báo viết về nội dung mà bạn không hề quan tâm và nên lưu lại những bài báo hay để luyện tập biên dịch “Việt – Trung”, “Trung → Việt”.
Đầu tư vào tạp chí và báo tuần
Hầu hết biên dịch viên và phiên dịch viên hằng ngày đều theo dõi tin tức của cả Việt Nam và Trung Quốc, đọc báo và các tạp chí thời sự. Nếu đã trở thành biên dịch viên và phiên dịch viên rồi mới bắt đầu việc này thì khá muộn, bạn nên có thói quen này ngay từ giai đoạn học cao cấp.
Nếu điều kiện của bạn không cho phép, hãy đặt báo hằng ngày và mỗi tuần cố gắng đọc trọn vẹn một tạp chí thời sự. Đây không phải sự lựa chọn mà là điều bắt buộc.
Đặc biệt, báo tuần thường được trau chuốt về ngôn từ kỹ hơn so với báo ngày nên cũng là một tài liệu tốt cho việc học tiếng Việt chuẩn. Khi gặp những từ mới hay từ chuyên ngành không biết, bạn hãy đánh dấu và tra cứu trên Internet để ít nhất nằm bắt được khái niệm cơ bản, bạn cũng cần quan tâm đến những cách biểu đạt khác nhau bằng tiếng Trung.
Hãy nhớ sự thật rằng: với người phiên dịch và biên dịch, việc giỏi tiếng mẹ đẻ và hiểu về văn hóa một cách toàn diện còn quan trọng hơn ngoại ngữ.
Point 3: Hãy tiếp tục nghe chép tin tức!
Nếu đã học như nội dung ở giai đoạn trước thì lúc giai đoạn cao cấp bạn có thể nghe được 60-70% nội dung tin tức. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần tiếp tục việc học nghe chép tin tức. Hãy luyện tập đến khi nghe được toàn bộ nội dung không sót bất kỳ điều gì. Bạn nên tiếp tục cho đến khi nghe được hết không bỏ sót một từ nào. Kể cả khi bạn đã nghe được hết thì những gì bạn nghe được rồi có thể khác nhau tùy theo tình huống nên không được phép ngừng luyện tập. Mỗi ngày phải đầu tư ít nhất 1 giờ luyện nghe chép tin tức. Luyện tập liên tục cho đến khi 1 giờ có thể nghe chép toàn bộ bản tin có dung lượng 30 phút.
Point 4: Luyện tập hội thoại với bạn bè người Trung Quốc và xem chương trình tiếng Trung
Ở giai đoạn cao cấp, nếu chỉ học thuộc lòng các cuốn giáo trình bán trên thị trường thì khả năng hội thoại sẽ không tiến bộ được.
Hãy tích cực kết bạn với người Trung Quốc. Gần đây có nhiều sinh viên Trung Quốc đến Việt Nam du học. Như vậy, rất nhiều trường học đều có du học sinh, tuy nhiên phần lớn thì sinh viên Trung Quốc học với sinh viên Trung Quốc, sinh viên Việt Nam học với sinh viên Việt Nam. Bạn hãy thử chủ động kết bạn trước. Bạn vừa có những người bạn mới vừa có thể trau dồi tiếng Trung của mình.
Trong trường hợp không thể làm quen với người Trung Quốc, bạn hãy tận dụng những chương trình ti vi. Bạn có thể xem các chương trình truyền hình tiếng Trung Quốc theo sở thích thông qua Internet. Hãy thử dành thời gian rảnh xem những bộ phim truyền hình hoặc các chương trình giải trí Trung Quốc và tập nói to theo các đoạn hội thoại xuất hiện trong đó. Rất may mắn là gần như tất các các chương trình truyền hình của Trung Quốc đều có phụ đề nên khi bạn có gặp khó khăn trong việc nghe thì hoàn toàn có thể đọc theo phụ đề.
Nếu muốn học nhiều hơn nữa, bạn nên xem các chương trình tọa đàm. Chỉ riêng CCTV thôi đã có rất nhiều chương trình tọa đàm đối thoại là chính như các chương trình thảo luận hay giao lưu.
Point 5: Hãy tiếp xúc với các cuốn sách tiếng Trung nhẹ nhàng!
Bạn chưa cần phải đọc những cuốn sách dày cộp như sách học thuật hay tiểu thuyết dài tập, vì chỉ cần nhìn thấy độ dày của chúng thôi thì bạn đã thấy nản chí. Bạn hãy mua vài ba cuốn sách tiếng Trung nhẹ nhàng với mục tiêu là làm quen với sách tiếng Trung. Những cuốn sách có nội dung đơn giản, mỏng và dễ mang theo như sách phát triển bản thân, tiểu thuyết một tập hay tản văn. Hãy tận dụng những thời gian rảnh khi buồn chán, khi muốn nghỉ ngơi, khi không muốn học, trong nhà vệ sinh, trên tàu điện ngầm, trước khi ngủ, v.v.. để đọc. Ban đầu bạn sẽ tốn thời gian, nhưng một khi đọc thường xuyên, chỉ cần lướt qua đoạn văn là bạn đã nắm được nội dung rồi.
Point 6: Kiểm tra phát âm lần cuối
Mặc dù đã là giai đoạn cao cấp, nhưng nếu bạn vẫn còn bận tâm đến vấn đề phát âm chưa tốt như trước đây thì hãy nghĩ đây là cơ hội cuối cùng và hãy ngay lập tức kiểm tra lại lần cuối.
Giống như khi mới bắt đầu học tiếng Trung, hãy tìm sách hội thoại đã học, nghe file ghi âm và từ từ đọc to, rõ theo tốc độ phù hợp.
Sau khi bạn tập chép bản tin, cũng nên đọc to và ghi âm rồi nghe lại, khi thảo luận với người Trung Quốc nên ghi âm và nghe lại để kiểm tra xem mình có còn phát âm sai ở đâu không. Rèn luyện khoảng 1–2 tháng như vậy thì phát âm sẽ trở nên chính xác hơn.
Dù có bận thế nào đi chăng nữa, hãy dành 30 phút để luyện tập. Chỉ trong một tháng, bạn sẽ tiến bộ rõ rệt và nếu duy trì liên tục thì bạn sẽ đạt đến mức độ giống các phát thanh viên.