Trang chủ THI HSK Hướng dẫn viết đoạn văn HSK 5

Hướng dẫn viết đoạn văn HSK 5

31375
0

Để đạt điểm cao phần viết đoạn văn HSK 5, bạn nên đọc bài hướng dẫn này.

Trở lại
Tiếp

II. PHÂN LOẠI VÀ CÁCH VIẾT

Phần thi viết HSK 5 không quy định rõ phương thức diễn đạt cho nên dù là trần thuật, nghị luận, thuyết minh đều không bị hạn chế, tất cả phụ thuộc vào nội dung và chủ đề mà người viết lựa chọn. Do đó có thể phân ra làm 3 loại trần thuật, nghị luận và thuyết minh để phân tích khái quát về cách viết, cách lập dàn ý, những điều cần chú ý,…

1. Cách viết văn trần thuật: Đối với văn trần thuật, nội dung chủ yếu là nhân vật và sự kiện, là phương thức thường gặp nhất khi viết HSK 5. Cần chú ý các điểm sau:

Thứ tự trần thuật: có thể theo thứ tự diễn biến phát sinh, sự việc xảy ra trước đề cập trước, xảy ra sau đề cập sau; hoặc có thể đưa kết quả hoặc tình tiết quan trọng của sự việc lên trước rồi sau đó thuật lại sự việc xảy ra.

Mở đầu, kết thúc và quá trình:

+ Mở đầu: có thể nêu thời gian địa điểm xảy ra sự việc hoặc có thể đặt câu hỏi gợi mở để thu hút sự chú ý của người đọc.

+ Kết thúc: dùng kết quả câu chuyện làm kết thúc; đúc rút ra một suy nghĩ tương ứng với mở đầu để kết thúc hoặc nêu ra kỳ vọng của bản thân đối với sự việc.

+ Mối liên kết và phát triển câu chuyện: cần có các từ ngữ thích hợp để liên kết nội dung của câu chuyện, giúp đoạn văn trôi chảy, tự nhiên hơn:

– Bày tỏ quan điểm có thể dùng các từ ngữ: 我认为 (tôi cho rằng),我想 (tôi nghĩ),在我看来 (theo cách nhìn của tôi),对我来说(với tôi mà nói),…

– Thể hiện tình huống thực tế có thể dùng các từ ngữ: 说实话(nói thực thì),老实说(thành thực mà nói),事实上(trên thực tế),实际上(trên thực tế),其实 (thực ra),…

– Biểu thị dự đoán có thể dùng các từ ngữ 看来 (xem ra),不用说 (không cần nói),因此 (do vậy),由此可见 (do đó có thể thấy),毫无疑问 (không hề nghi ngờ),…

– Biểu thị sự việc cùng phát sinh có thể dùng các từ ngữ: 同时,与此同时 (đồng thời, cùng lúc đó)

– Biểu thị kết quả có thể dùng các từ ngữ 终于(cuối cùng),结果(kết quả),果然 (quả nhiên),于是(do đó),所以(cho nên),…

– Biểu thị tổng kết có thể dùng các từ ngữ 总之,总而言之 (tóm lại)

– Biểu thị bổ sung, thuyết minh có thể dùng các từ ngữ 另外,此外,除此之外(ngoài ra)

– Biểu thị trình tự thời gian có thể dùng các từ ngữ 有一天 (có một hôm),…时(lúc…),…的时候(khi…),原来…现在…(ban đầu…hiện tại…),本来…后来…(vốn dĩ…sau đó),一…就…(vừa…liền…)

Cách thức miêu tả trong trần thuật: Đối với ngoại hình, tâm lý, tính cách nhân vật cũng như tính chất của hành vi, động tác, cần có cách thức miêu tả phù hợp để tăng sức thu hút cho bài văn.

+ Đối với miêu tả tâm lý, có thể dùng các động từ tình thái để miêu tả tâm lý nhân vật, ví dụ: 想(nghĩ),觉得(cảm thấy),爱(yêu),抱歉(xin lỗi),不好意思(ngại),吃惊(kinh ngạc),担心(lo lắng),得意(đắc ý),发愁(buồn bực),放松(thư giãn),感动(cảm động),感激(cảm kích),感谢 (cảm ơn),高兴(vui mừng),孤单(cô đơn),关心(quan tâm),害怕(sợ hãi),…

+ Đối với miêu tả, vóc dáng, ngoại hình, biểu cảm,…có thể tham khảo một số từ ngữ sau: 发抖(run rẩy),服装(trang phục),过敏(mẫn cảm),健康 (khỏe mạnh),精神(tinh thần),敬礼(kính lễ),可爱(đáng yêu),良好(tốt đẹp),美丽(mỹ lệ, đẹp đẽ),苗条(thon thả, mảnh mai),年轻(trẻ tuổi),能干(tài giỏi, được việc),票亮 (xinh đẹp),朴素(mộc mạc, giản dị),奇怪 (kỳ quái),青春(thanh xuân),特征(đặc trưng),…

+ Đối với miêu tả tính cách, có thể sử dụng một số từ ngữ sau: 安静(yên tĩnh),悲观(bi quan),沉默(trầm mặc),聪明(thông minh),粗心(cẩu thả),大方(rộng rãi hào phóng),单纯 (đơn thuần),害羞(xấu hổ),活泼(hoạt bát),积极(tích cực),坚强(kiên cường),骄傲(kiêu ngạo),狡猾(giảo hoạt),谨慎(cẩn thận),浪漫(lãng mạn),老实(thành thật),谦虚(khiêm tốn),勤奋(cần cù),热情(nhiệt tình)…

Chi tiết/giản lược tình tiết hợp lý: Cần lựa chọn viết những phần đặc sắc nhất, không cần viết ra toàn bộ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả, nhân vật. Nhấn mạnh phần trọng tâm để thu hút sự chú ý của người đọc.

Sử dụng ngôi xưng hô: Sử dụng các ngôi xưng hô linh hoạt, ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3, tùy vào nội dung.

Ngôn ngữ kể: Có thể trích dẫn trực tiếp lời nói hoặc dùng lời dẫn gián tiếp.

2. Cách viết văn nghị luận: Văn nghị luận chủ yếu là phân tích, đánh giá, bày tỏ quan điểm, ý kiến về một sự việc hoặc một vấn đề. Đối với dạng văn này cần chú ý một số vấn đề sau:

Góc độ nghị luận: Văn nghị luận chủ yếu có hai loại: phân tích vấn đề và nêu quan điểm. Đối với dạng phân tích vấn đề nên viết theo kết cấu: đặt vấn đề – phân tích vấn đề – giải quyết vấn đề. Đối với dạng văn nêu quan điểm nên viết theo kết cấu: đưa ra quan điểm (ủng hộ/phản đối) – chứng minh quan điểm (nêu lí do) – rút ra kết luận (giải pháp – tổng kết).

Phương pháp biện luận: Để chứng minh quan điểm có thể lấy ví dụ, trích dẫn, so sánh đối chiếu,.v.v..

Thái độ biện luận khách quan: Khi xem xét đánh giá một vấn đề hoặc sự việc cần phải có thái độ khách quan, không tuyệt đối hóa quan điểm cá nhân hoặc nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện.

3. Cách viết văn thuyết minh: Văn thuyết minh là loại văn giới thiệu sự vật, sự việc, giảng giải đạo lý một cách khách quan. Cần chú ý các điểm sau:

Thứ tự thuyết minh: Viết văn thuyết minh cần chú ý kết cấu rõ ràng gãy gọn, thứ tự hợp lý. Khi viết thường viết theo thứ tự “Tổng – phân – hợp”. Mở đầu giới thiệu đơn giản tình hình chung, cuối cùng tổng kết toàn bộ.
Mở đầu, kết thúc và quá trình:

+ Mở đầu có thể dùng các cách: nêu định nghĩa giới thiệu tổng hợp, đặt câu hỏi liên quan.

+ Kết thúc có thể dùng cách tổng kết hoặc nêu cảm tưởng.

+ Mối liên kết và phát triển: Khi thuyết minh cần sử dụng các liên từ/cấu trúc thích hợp sẽ khiến đoạn văn trở nên mềm mại tự nhiên hơn.

– Biểu thị thứ tự động tác có thể dùng các cấu trúc: 先把… 然后把 …再把…(trước tiên…sau đó…rồi lại…), 按照… 方法,先… 然后…(dựa theo phương pháp…, trước tiên…sau đó…),一边 …一边…(vừa…vừa…)

– Liệt kê có thể dùng các cấu trúc: 一是… 二是 (một là…hai là…),第一…第二 (thứ nhất…thứ hai…), 首先 …其次 …再次… 然后…(đầu tiên…tiếp đó…sau đó…cuối cùng…),其一… 其二… 其三…(thứ nhất… thứ hai… thứ ba…),一方面 …另一方面…(một mặt…mặt khác…)

– Biểu thị kèm theo, thêm vào có thể dùng các cấu trúc: 另外, 除外, 除此之外 (ngoài ra)

– Biểu thị kết quả có thể dùng các cấu trúc: 因此,所以 (do đó, vậy nên)

– Biểu thị tình hình thực tế có thể dùng các cấu trúc: 准确地说(nói chính xác thì),严格地说 (nói nghiêm túc thì)

– Biểu thị tổng kết có thể dùng các cấu trúc: 总之,总而言之,总打来说,概括起来说 (tóm lại)

Phương pháp thuyết minh: Cần vận dụng thích hợp các phương pháp thuyết minh để đoạn văn chặt chẽ, phong phú hơn.
Có thể dùng :
+ phương pháp định nghĩa (dùng từ ngữ tương đối đơn giản, chính xác để nêu ra đặc trưng cơ bản của sự vật, sự việc, hiện tượng)
+ phương pháp so sánh – đối chiếu (dùng một đối tượng khác để đối chiếu với đối tượng được thuyết minh),
+ phương pháp ví von (dùng một đối tượng quen thuộc để ví von với một đối tượng không quen thuộc),
+ phương pháp phân loại (phân loại và thuyết minh đặc điểm theo loại),
+ phương pháp trích dẫn (sử dụng một số danh ngôn, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ,…).
Trình bày khách quan: Đối với văn nghị luận không cần thêm suy nghĩ cá nhân vào cho nên cần trình bày đơn giản, khách quan, đúng trọng tâm, làm rõ được đặc điểm của sự vật, sự việc.
Trở lại
Tiếp
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận