Trang chủ Công việc Cách viết sơ yếu lý lịch tiếng Trung

Cách viết sơ yếu lý lịch tiếng Trung

245
0

Cách viết sơ yếu lý lịch tiếng Trung

Nếu bạn chuẩn bị xin việc ở một công ty Trung Quốc mà chưa biết cách viết sơ yếu lý lịch tiếng Trung thì đừng lo. Hãy chịu khó dành thời gian đọc kỹ bài viết này nhé!

Nội dung bản sơ yếu lý lịch không cố định, mỗi người xin việc đều phải dựa vào tình hình bản thân và yêu cầu của vị trí tuyển dụng để tiến hành chọn lựa và sắp xếp nội dung bản lý lịch. Đồng thời, nội dung bản lý lịch tiếng Trung và tiếng Việt cũng không phải là giống nhau hoàn toàn.

Nội dung thường có trong bản lý lịch tiếng Trung gồm: thông tin cá nhân, mục đích xin việc, quá trình học tập, quá trình công tác, thành tích, kỹ năng chuyên môn, sở thích, người chứng nhận,… Trong đó nội dung cần phải có là thông tin cá nhân (个人资料), quá trình học tập (教育背景) và kinh nghiệm làm việc (工作经历), các phần khác đòi hỏi người xin việc dựa vào tình hình bản thân, tính chất công việc, yêu cầu của bên tuyển dụng để tiến hành chọn lựa và sắp xếp.

Bài viết Cách viết sơ yếu lý lịch tiếng Trung gồm 3 phần chính:

  • Thông tin cá nhân và chức vụ ứng tuyển trong bản sơ yếu lý lịch
  • Quá trình học tập, quá trình công tác và thành tích trong bản sơ yếu lý lịch
  • Kỹ năng chuyên môn, tư cách hội viên, sở thích và người chứng nhận trong bản sơ yếu lí lịch
Trở lại
Tiếp

1.1 Thông tin cá nhân và chức vụ ứng tuyển trong bản sơ yếu lý lịch

Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân có thể biểu thị bằng từ “个人资料” (Gèrén zīliào). Thông tin cá nhân thường bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại.

Họ tên: 姓名 xìngmíng

Địa chỉ: 地址 dìzhǐ

Số điện thoại: 电话号码 diànhuà hàomǎ

Cũng có thể giới thiệu một chút về giới tính, tuổi tác và tình trạng hôn nhân trong phần thông tin cá nhân. Thông thường những thông tin này có thể thêm vào bên cạnh phần họ tên và địa chỉ, cùng có thể nói rõ thêm vài dòng ở phần cuối của bản lý lịch.

Khi viết thông tin cá nhân cần lưu ý:

Cách viết họ tên trong tiếng Việt phải đúng theo trình tự phiên âm của tiếng Trung (nếu viết phiên âm). Trong họ tên, chữ cái phiên âm đầu tiên của họ phải viết hoa, chữ cái phiên âm đầu tiên của tên cũng phải viết hoa, chữ phiên âm đầu tiên và chữ thứ hai phải viết liền nhau, chữ cái thứ hai không cần viết hoa. Ví dụ: Nguyễn Lệ Xuân (Ruan Lichun), Hoàng Bình Quân (Huang Pingjun),…

Thứ tự địa chỉ tiếng Trung viết trái ngược với cách viết tiếng Việt, tức là từ lớn đến nhỏ, như: quốc gia, tỉnh, thành phố, tên đường, tên nhà. Địa chỉ trong bản lý lịch có thể viết trên cùng một hàng hoặc có thể viết tách rời.

Số điện thoại nhà và số điện thoại cơ quan thường viết riêng.

Tốt nhất người xin việc chỉ cho biết địa chỉ nơi ở hiện tại. Nếu bạn không hay mở email thì tốt nhất không nên chọn đó làm phương tiện liên hệ với nhà tuyển dụng, để tránh bỏ lỡ cơ hội.

Thông thường thì không cần thiết phải giới thiệu tuổi tác, nơi sinh, quốc tịch trong phần này.

Chức vụ ứng tuyển

Chức vụ ứng tuyển thường biểu thị bằng kết cấu 应聘职位 (Yìngpìn zhíwèi). Chức vụ ứng tuyển dùng để nói rõ chức vụ hoặc tính chất công việc bạn đang muốn xin vào làm. Ví dụ:

1. 应聘职位: 会计

Yìngpìn zhíwèi: Kuàijì

Chức vụ ứng tuyển: kế toán

2. 应聘职位: 行政主管

Yìngpìn zhíwèi: Xíngzhèng zhǔguǎn

Chức vụ ứng tuyển: quản lý hành chính.

3. 应聘职位:职业顾问

Yìngpìn zhíwèi: Zhíyè gùwèn

Chức vụ ứng tuyển: cố vấn nghề nghiệp

Nếu bạn vẫn chưa xác định chức vụ ứng tuyển, cũng có thể dùng vài lời đơn giản như mẫu sau:

4. 求职意向:在教育机构任职,希望能将教学经验和教育学背景运用到工作中去

Qiúzhí yìxiàng: Zài jiàoyù jīgòu rènzhí, xīwàng néng jiāng jiàoxué jīngyàn hé jiàoyù xué bèijǐng yùnyòng dào gōngzuò zhōng qù

Mục tiêu nghề nghiệp: làm việc trong ngành giáo dục, mong muốn được vận dụng kinh nghiệm dạy học và quá trình học tập của mình trong công việc.

5. 求职意向:在合资企业从事行政工作

Qiúzhí yìxiàng: Zài hézī qǐyè cóngshì xíngzhèng gōngzuò

Mục tiêu nghề nghiệp: làm công việc hành chính trong doanh nghiệp liên doanh.

6. 求职意向:从事人事管理工作

Qiúzhí yìxiàng: Cóngshì rénshì guǎnlǐ gōngzuò

Mục tiêu nghề nghiệp: làm công việc quản lý nhân sự.

Khi viết phần này người xin việc cần lưu ý:

Nếu bạn không biết rõ nhà tuyển dụng có vị trí nào trống, hoặc khi bạn không muốn giới hạn phạm vi xin việc, có thể không viết phần này. Nhưng trong trường hợp thông thường, tốt nhất nên xác định rõ chức vụ ứng tuyển, điều này không những giúp ích cho việc xác định mục tiêu của bạn, mà còn có thể giúp bạn làm nổi bật trọng điểm khi sắp xếp nội dung.

Xem thêm: Từ vựng tiếng Trung ngành nghề

Trở lại
Tiếp
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận