Tiêu chuẩn tiếng Trung 9 bậc là gì?
Theo Khung năng lực tiếng Trung quốc tế, trình độ tiếng Trung của người học được chia thành ba cấp, từ thấp đến cao. Căn cứ vào trình độ cụ thể mỗi cấp lại chia thành ba bậc. Tổng cộng có chín bậc.
Bốn yếu tố (âm tiết, chữ Hán, từ vựng, ngữ pháp) được dùng làm tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ.
Tiêu chuẩn tiếng Trung 9 bậc được dùng trực tiếp hoặc làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, khảo thí, đánh giá trình độ trong giáo dục tiếng Trung quốc tế.
Năng lực giao tiếp trong Tiêu chuẩn tiếng Trung 9 bậc là năng lực sử dụng kết hợp năm kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết, dịch) để giao tiếp bằng tiếng Trung với các chủ đề khác nhau trong các tình huống khác nhau.
Các chủ đề trong Tiêu chuẩn tiếng Trung 9 bậc là các chủ đề trong cuộc sống, học tập và công việc mà người học sử dụng tiếng Trung thường gặp; các yêu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ điển hình mà người học phải hoàn thành bằng cách vận dụng kết hợp các kỹ năng ngôn ngữ.
Xem thêm: Giáo trình Ngữ pháp tiếng Trung tiêu chuẩn
Xem thêm: Giáo trình tập viết chữ tiêu chuẩn
Sơ cấp (Bậc 1-2-3)
Có thể hiểu được các tài liệu đơn giản và giao tiếp được trong cuộc sống hằng ngày. Nói được về các chủ đề giới hạn trong phạm vi đời sống, học tập, công việc; viết được đoạn văn ngắn bằng những mẫu câu thông dụng và đáp ứng được các yêu cầu đơn giản trong giao tiếp. Vận dụng được các chiến lược giao tiếp đơn giản để tăng hiệu quả diễn đạt hằng ngày. Có hiểu biết sơ lược về văn hóa Trung Quốc, bước đầu có năng lực giao tiếp liên văn hóa. Sau khi hoàn thành giai đoạn sơ cấp, người học phải nắm được 608 âm tiết, 900 chữ Hán, 2.245 từ ngữ và 210 điểm ngữ pháp, có thể viết được 300 chữ Hán.
Trung cấp (Bậc 4-5-6)
Có thể hiểu được các tài liệu thông thường đề cập các chủ đề khác nhau, có thể giao tiếp tương đối dễ dàng trong cuộc sống hằng ngày. Có thể diễn đạt thành từng đoạn văn ở mức độ cơ bản khi trình bày về các chủ đề tương đối phức tạp trong các lĩnh vực như cuộc sống hẳng ngày, công việc, nghề nghiệp, văn hóa, xã hội … Biết vận dụng các chiến lược giao tiếp thông thường. Có hiểu biết cơ bản về văn hóa Trung Quốc, có năng lực giao tiếp liên văn hóa cơ bản. Sau khi hoàn thành giại đoạn trung cấp, người học phải nắm được 908 âm tiết (tăng 300 âm tiết so với trình độ sơ cấp), 1.800 chữ Hán (tăng 900 chữ Hán so với trình độ sơ cấp), 5.456 từ ngữ (tăng 3.211 từ ngữ so với trình độ sơ cấp), 424 điểm ngữ pháp (tăng 214 điểm ngữ pháp so với trình độ sơ cấp), có thể viết được 700 chữ Hán (tăng 400 chữ Hán so với trình độ sơ cấp).
Cao cấp (Bậc 7-8-9)
Hiểu được các tài liệu phức tạp ở nhiều chủ đề, nhiều thể loại khác nhau, có thể đi sâu vào trao đổi và thảo luận. Có thể giao tiếp một cách chuẩn mực và phù hợp về các chủ đề phức tạp như cuộc sống xã hội, nghiên cứu học thuật .. , với cách diễn đạt logic, cấu trúc chặt chẽ, sắp xếp ý mạch lạc, hợp lý. Có thể vận dụng linh hoạt các chiến lược giao tiếp. Có hiểu biết sâu sắc về văn hóa Trung Quốc, có tầm nhìn quốc tế và năng lực giao tiếp liên văn hóa. Sau khi hoàn thành giai đoạn cao cấp, người học phải nắm được 1.100 âm tiết (tăng 202 âm tiết so với trình độ trung cấp), 3.000 chữ Hán (tăng 1.200 chữ Hán so với trình độ trung cấp), 11.092 từ ngữ (tăng 5.636 từ ngữ so với trình độ trung cấp), 572 điểm ngữ pháp (tăng 148 điểm ngữ pháp so với trình độ trung cấp), có thể viết được 1.200 chữ Hán (tăng 500 chữ Hán so với trình độ trung cấp).
Tiêu chuẩn tiếng Trung 9 bậc: bậc 2
- Năng lực giao tiếp: Có khả năng nghe, nói, đọc, viết ở mức cơ bản. Có thể giao tiếp ngắn gọn về các chủ đề tương đối quen thuộc, có thể giao tiếp ở mức đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.
- Chủ đề và yêu cầu: Chủ đề liên quan giao tiếp cơ bản, cuộc sống gia đình, kế hoạch học tập, mua sắm, ăn uống, cảm nhận cá nhân… Có thể hoàn thành các nhiệm vụ giao tiếp về các chủ đề này, vì dụ: cùng bạn bè gọi món ăn trong quán ăn Trung Quốc và trao đổi về sở thích; có thể phân biệt và điền thông tin vào mẫu biểu đăng ký nhập học.
- Tiêu chí định lượng ngôn ngữ: 468 âm tiết (tăng 199 âm tiết so với bậc 1), 600 chữ Hán (tăng 300 chữ Hán so với bậc 1), 1.272 từ ngữ (tăng 772 từ ngữ so với bậc 1), 129 điểm ngữ pháp (tăng 81 điểm ngữ pháp so với bậc 1).
1) Nghe
Nghe hiểu được các chủ đề và yêu cầu thuộc bậc 2; nghe hiểu được đoạn đối thoại hoặc bài phát biểu thông thường (khoảng 150 chữ) chủ yếu gồm câu đơn, hoặc đoạn văn có một vài câu ghép đơn giản, đoạn đối thoại hoặc bài phát biểu phát âm chuẩn, ngữ âm rõ rằng, tốc độ nói tương đối chậm (tối thiểu 140 chữ/phút). Có thể hiểu được các thông tin cơ bản thông qua một số phương thức bổ trợ như động tác tay, biểu cảm gương mặt…
2) Nói
Nắm được các âm tiết trong tiêu chí định lượng ngôn ngữ của bậc 2, phát âm cơ bản chính xác. Có thể sử dụng từ ngữ và điểm ngữ pháp thuộc bậc này trình bày các chủ đề liên quan và hoàn thành nhiệm vụ giao tiếp. Có khả năng diễn đạt bằng văn nói ở mức độ cơ bản, có thể hỏi đáp, trình bày, giao tiếp bằng những câu đơn giản.
3) Đọc
Có thể nhận biết và đọc chính xác các âm tiết, chữ Hán và từ ngữ trong tiêu chỉ định lượng ngôn ngữ của bậc 2. Có thể dựa vào hình ảnh, phiên âm, từ điển… đọc hiểu các tài liệu ngắn (khoảng 200 chữ) có sử dụng các điểm ngữ pháp với chủ đề/yêu cầu thuộc phạm vi của bậc này, tốc độ đọc tối thiểu là 100 chữ /phút. Có thể nắm được các thông tin cụ thể khi đọc tài liệu giới thiệu, tưởng thuật lại nội dung nào đó; đọc hiểu ở mức cơ bản các thông bảo, tin tức điện tử thông thường.
4) Viết
Nắm được 200 chữ Hán trong bảng chữ Hán trình độ sơ cấp. Nằm khá vững số nét và quy tắc thứ tự nét cũng như cách dùng các dấu câu thường gặp. Có thể viết – chép lại chữ Hán tương đối chính xác với tốc độ tối thiểu là 15 chữ/phút. Có khả năng diễn đạt bằng văn viết ở mức độ ban đầu, có thể sử dụng những câu đơn giản, trong thời gian quy định, giới thiệu các thông tin cơ bản, liên quan mật thiết với cuộc sống của mình với độ dài tối thiểu 100 chữ.