Hướng dẫn viết đoạn văn HSK 5

Quốc Hùng Nguyễn
2 Tháng Ba, 2019

share Share

Để đạt điểm cao phần viết đoạn văn HSK 5, bạn nên đọc bài hướng dẫn này.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Hai câu viết đoạn văn trong đề thi HSK 5 nhằm kiểm tra khả năng diễn đạt. Điểm mấu chốt là tính quy phạm và tính lưu loát. Thể văn và đề tài không giới hạn. Có thể kể lại một sự việc, miêu tả cuộc sống gia đình, quá trình học tập, làm việc; cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, triết lý, v.v. Muốn đạt được điểm cao trong phần thi viết HSK 5, cần có nền tảng kiến thức chắc chắn và kỹ năng ứng biến phù hợp với đề bài. Muốn viết được đoạn văn hay cần nắm rõ những điểm sau:

  1. Viết văn không quá khó, viết trong phạm vi 80 từ càng không khó. Cho nên không cần sợ phần thi viết, phải có sự tự tin đối với khả năng viết của bản thân.
  2. Muốn viết hay không đơn giản, cần suy nghĩ cẩn thận.
  3. Viết văn là chia sẻ về cuộc sống, về trải nghiệm, tình cảm, cách nghĩ, quan điểm của bản thân.
  4. Viêt văn là giao lưu. Quá trình viết văn là quá trình giao lưu với người khác, vì vậy phải suy xét đến cảm nhận của người đọc.
  5. Viết văn cần phải nói ra lời của mình. Cần nhớ được các cấu trúc cố định, các câu văn và đoạn văn hay. bồi dưỡng ngữ cảm, giúp cho việc biểu đạt tự nhiên, mềm mại hơn. Vậy nên, khi nhìn thấy đề, trước tiên phải suy nghĩ liên hệ nội dung với đời sống, trải nghiệm của bản thân.

[affegg id=8]

II. PHÂN LOẠI VÀ CÁCH VIẾT

Phần thi viết HSK 5 không quy định rõ phương thức diễn đạt cho nên dù là trần thuật, nghị luận, thuyết minh đều không bị hạn chế, tất cả phụ thuộc vào nội dung và chủ đề mà người viết lựa chọn. Do đó có thể phân ra làm 3 loại trần thuật, nghị luận và thuyết minh để phân tích khái quát về cách viết, cách lập dàn ý, những điều cần chú ý,…

1. Cách viết văn trần thuật: Đối với văn trần thuật, nội dung chủ yếu là nhân vật và sự kiện, là phương thức thường gặp nhất khi viết HSK 5. Cần chú ý các điểm sau:

Thứ tự trần thuật: có thể theo thứ tự diễn biến phát sinh, sự việc xảy ra trước đề cập trước, xảy ra sau đề cập sau; hoặc có thể đưa kết quả hoặc tình tiết quan trọng của sự việc lên trước rồi sau đó thuật lại sự việc xảy ra.

Mở đầu, kết thúc và quá trình:

+ Mở đầu: có thể nêu thời gian địa điểm xảy ra sự việc hoặc có thể đặt câu hỏi gợi mở để thu hút sự chú ý của người đọc.

+ Kết thúc: dùng kết quả câu chuyện làm kết thúc; đúc rút ra một suy nghĩ tương ứng với mở đầu để kết thúc hoặc nêu ra kỳ vọng của bản thân đối với sự việc.

+ Mối liên kết và phát triển câu chuyện: cần có các từ ngữ thích hợp để liên kết nội dung của câu chuyện, giúp đoạn văn trôi chảy, tự nhiên hơn:

– Bày tỏ quan điểm có thể dùng các từ ngữ: 我认为 (tôi cho rằng),我想 (tôi nghĩ),在我看来 (theo cách nhìn của tôi),对我来说(với tôi mà nói),…

– Thể hiện tình huống thực tế có thể dùng các từ ngữ: 说实话(nói thực thì),老实说(thành thực mà nói),事实上(trên thực tế),实际上(trên thực tế),其实 (thực ra),…

– Biểu thị dự đoán có thể dùng các từ ngữ 看来 (xem ra),不用说 (không cần nói),因此 (do vậy),由此可见 (do đó có thể thấy),毫无疑问 (không hề nghi ngờ),…

– Biểu thị sự việc cùng phát sinh có thể dùng các từ ngữ: 同时,与此同时 (đồng thời, cùng lúc đó)

– Biểu thị kết quả có thể dùng các từ ngữ 终于(cuối cùng),结果(kết quả),果然 (quả nhiên),于是(do đó),所以(cho nên),…

– Biểu thị tổng kết có thể dùng các từ ngữ 总之,总而言之 (tóm lại)

– Biểu thị bổ sung, thuyết minh có thể dùng các từ ngữ 另外,此外,除此之外(ngoài ra)

– Biểu thị trình tự thời gian có thể dùng các từ ngữ 有一天 (có một hôm),…时(lúc…),…的时候(khi…),原来…现在…(ban đầu…hiện tại…),本来…后来…(vốn dĩ…sau đó),一…就…(vừa…liền…)

Cách thức miêu tả trong trần thuật: Đối với ngoại hình, tâm lý, tính cách nhân vật cũng như tính chất của hành vi, động tác, cần có cách thức miêu tả phù hợp để tăng sức thu hút cho bài văn.

+ Đối với miêu tả tâm lý, có thể dùng các động từ tình thái để miêu tả tâm lý nhân vật, ví dụ: 想(nghĩ),觉得(cảm thấy),爱(yêu),抱歉(xin lỗi),不好意思(ngại),吃惊(kinh ngạc),担心(lo lắng),得意(đắc ý),发愁(buồn bực),放松(thư giãn),感动(cảm động),感激(cảm kích),感谢 (cảm ơn),高兴(vui mừng),孤单(cô đơn),关心(quan tâm),害怕(sợ hãi),…

+ Đối với miêu tả, vóc dáng, ngoại hình, biểu cảm,…có thể tham khảo một số từ ngữ sau: 发抖(run rẩy),服装(trang phục),过敏(mẫn cảm),健康 (khỏe mạnh),精神(tinh thần),敬礼(kính lễ),可爱(đáng yêu),良好(tốt đẹp),美丽(mỹ lệ, đẹp đẽ),苗条(thon thả, mảnh mai),年轻(trẻ tuổi),能干(tài giỏi, được việc),票亮 (xinh đẹp),朴素(mộc mạc, giản dị),奇怪 (kỳ quái),青春(thanh xuân),特征(đặc trưng),…

+ Đối với miêu tả tính cách, có thể sử dụng một số từ ngữ sau: 安静(yên tĩnh),悲观(bi quan),沉默(trầm mặc),聪明(thông minh),粗心(cẩu thả),大方(rộng rãi hào phóng),单纯 (đơn thuần),害羞(xấu hổ),活泼(hoạt bát),积极(tích cực),坚强(kiên cường),骄傲(kiêu ngạo),狡猾(giảo hoạt),谨慎(cẩn thận),浪漫(lãng mạn),老实(thành thật),谦虚(khiêm tốn),勤奋(cần cù),热情(nhiệt tình)…

Chi tiết/giản lược tình tiết hợp lý: Cần lựa chọn viết những phần đặc sắc nhất, không cần viết ra toàn bộ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả, nhân vật. Nhấn mạnh phần trọng tâm để thu hút sự chú ý của người đọc.

Sử dụng ngôi xưng hô: Sử dụng các ngôi xưng hô linh hoạt, ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3, tùy vào nội dung.

Ngôn ngữ kể: Có thể trích dẫn trực tiếp lời nói hoặc dùng lời dẫn gián tiếp.

2. Cách viết văn nghị luận: Văn nghị luận chủ yếu là phân tích, đánh giá, bày tỏ quan điểm, ý kiến về một sự việc hoặc một vấn đề. Đối với dạng văn này cần chú ý một số vấn đề sau:

Góc độ nghị luận: Văn nghị luận chủ yếu có hai loại: phân tích vấn đề và nêu quan điểm. Đối với dạng phân tích vấn đề nên viết theo kết cấu: đặt vấn đề – phân tích vấn đề – giải quyết vấn đề. Đối với dạng văn nêu quan điểm nên viết theo kết cấu: đưa ra quan điểm (ủng hộ/phản đối) – chứng minh quan điểm (nêu lí do) – rút ra kết luận (giải pháp – tổng kết).

Phương pháp biện luận: Để chứng minh quan điểm có thể lấy ví dụ, trích dẫn, so sánh đối chiếu,.v.v..

Thái độ biện luận khách quan: Khi xem xét đánh giá một vấn đề hoặc sự việc cần phải có thái độ khách quan, không tuyệt đối hóa quan điểm cá nhân hoặc nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện.

3. Cách viết văn thuyết minh: Văn thuyết minh là loại văn giới thiệu sự vật, sự việc, giảng giải đạo lý một cách khách quan. Cần chú ý các điểm sau:

Thứ tự thuyết minh: Viết văn thuyết minh cần chú ý kết cấu rõ ràng gãy gọn, thứ tự hợp lý. Khi viết thường viết theo thứ tự “Tổng – phân – hợp”. Mở đầu giới thiệu đơn giản tình hình chung, cuối cùng tổng kết toàn bộ.
Mở đầu, kết thúc và quá trình:

+ Mở đầu có thể dùng các cách: nêu định nghĩa giới thiệu tổng hợp, đặt câu hỏi liên quan.

+ Kết thúc có thể dùng cách tổng kết hoặc nêu cảm tưởng.

+ Mối liên kết và phát triển: Khi thuyết minh cần sử dụng các liên từ/cấu trúc thích hợp sẽ khiến đoạn văn trở nên mềm mại tự nhiên hơn.

– Biểu thị thứ tự động tác có thể dùng các cấu trúc: 先把… 然后把 …再把…(trước tiên…sau đó…rồi lại…), 按照… 方法,先… 然后…(dựa theo phương pháp…, trước tiên…sau đó…),一边 …一边…(vừa…vừa…)

– Liệt kê có thể dùng các cấu trúc: 一是… 二是 (một là…hai là…),第一…第二 (thứ nhất…thứ hai…), 首先 …其次 …再次… 然后…(đầu tiên…tiếp đó…sau đó…cuối cùng…),其一… 其二… 其三…(thứ nhất… thứ hai… thứ ba…),一方面 …另一方面…(một mặt…mặt khác…)

– Biểu thị kèm theo, thêm vào có thể dùng các cấu trúc: 另外, 除外, 除此之外 (ngoài ra)

– Biểu thị kết quả có thể dùng các cấu trúc: 因此,所以 (do đó, vậy nên)

– Biểu thị tình hình thực tế có thể dùng các cấu trúc: 准确地说(nói chính xác thì),严格地说 (nói nghiêm túc thì)

– Biểu thị tổng kết có thể dùng các cấu trúc: 总之,总而言之,总打来说,概括起来说 (tóm lại)

Phương pháp thuyết minh: Cần vận dụng thích hợp các phương pháp thuyết minh để đoạn văn chặt chẽ, phong phú hơn.
Có thể dùng :
+ phương pháp định nghĩa (dùng từ ngữ tương đối đơn giản, chính xác để nêu ra đặc trưng cơ bản của sự vật, sự việc, hiện tượng)
+ phương pháp so sánh – đối chiếu (dùng một đối tượng khác để đối chiếu với đối tượng được thuyết minh),
+ phương pháp ví von (dùng một đối tượng quen thuộc để ví von với một đối tượng không quen thuộc),
+ phương pháp phân loại (phân loại và thuyết minh đặc điểm theo loại),
+ phương pháp trích dẫn (sử dụng một số danh ngôn, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ,…).
Trình bày khách quan: Đối với văn nghị luận không cần thêm suy nghĩ cá nhân vào cho nên cần trình bày đơn giản, khách quan, đúng trọng tâm, làm rõ được đặc điểm của sự vật, sự việc.

[affegg id=8]

III. CÁC CHÚ Ý

1. Cách sử dụng dấu câu: Khi sử dụng dấu câu cần tránh các lỗi sai thường gặp sau:

  • Viết nhầm dấu chấm câu “。” thành dấu “.”
  • Dấu phẩy “,” (gồm 1 chấm và đuôi) viết thành hình tròn và đuôi (giống dấu “。” có thêm đuôi), tương tự với các cặp dấu ” ” (dấu ngoặc kép) và ‘ ‘ (dấu ngoặc).
  • Viết nét chấm ở cuối dấu “?” (dấu chấm hỏi) và “!” (dấu chấm than) thành hình tròn như dấu “。”, tương tự với các dấu ” : ” (dấu hai chấm) và ” ; “(dấu chấm phẩy)
  • Thay thế bộ phận bị lược sau các thành phần liệt kê thành 3 hoặc 6 dấu “。” liên tiếp, cách viết đúng phải là 6 dấu “.” liên tiếp, tức là “……”
  • Dấu gạch ngang (dùng để chuyển ý) viết thành hai đoạn gạch ngang ngắn”——” , cách viết đúng là viết nét gạch ngang dài 2 ô trống.
  • Viết nhầm tên sách trong cặp ngoặc khác với ngoặc “《》”
  • Cách dùng sai (đặc biệt là dấu “,” “、”), đặt sai vị trí dấu câu trong câu, lạm dụng dấu câu.

2. Văn phong: Sử dụng từ ngữ và cấu trúc dành cho văn viết, hạn chế lối viết quá khẩu ngữ.

3. Sử dụng linh hoạt xưng hô chủ ngữ: Không nên lặp đi lặp lại cùng một chủ ngữ hoặc cùng một cách xưng hô ở tất cả các câu, dùng những cách gọi khác để thay thế hoặc ghép các câu có cùng chủ ngữ với nhau.

4. Tính đơn giản của từ ngữ: Viết gãy gọn, rõ ràng, tránh kể lể dông dài, lặp lại nội dung.

5. Thái độ tích cực trong bài viết: Mỗi đoạn văn đều thể hiện thái độ của người viết với vấn đề, với cuộc sống, cho nên thái độ tích cực, khách quan sẽ dễ nhận được sự đồng cảm hơn.

6. Đoạn văn hay cần có cá tính riêng: Cần đưa những gì đặc sắc, nổi bật nhất vào đoạn văn, tốt nhất là gắn với suy nghĩ, trải nghiệm cá nhân để tăng tính độc đáo của đoạn văn.

[affegg id=8]

IV. KĨ THUẬT VIẾT ĐOẠN VĂN VỚI 5 TỪ CHO SẴN

1. Một số điều cần chú ý:

  • Sử dụng 5 từ này không phân thứ tự trước sau nhưng phải sử dụng hết cả 5 phần.
  • Việc hiểu nghĩa của từ rất quan trọng. Có những từ có thể có nhiều nghĩa hoặc nhiều cách dùng, có thể sử dụng với bất kỳ cách dùng hoặc ý nghĩa nào phù hợp với đoạn văn.
  • Chỉ cần viết xấp xỉ 80 chữ, hơn nữa không được phép vượt quá 110 chữ (bao gồm cả dấu câu). Do bảng đáp án chỉ dành 112 ô cho mỗi bài viết và các đoạn văn phải lùi vào 2 ô, cho nên thông thường chỉ cần viết khoảng 4-6 câu là đủ. Cần tập trung thời gian và suy nghĩ để viết những câu quan trọng nhất, chủ chốt nhất, còn những câu dẫn thừa thãi thì không nên viết. Đạt điểm cao phần thi viết không dựa vào độ dài của bài thi mà là dựa vào chất lượng.
  • Kết cấu bài viết phải hoàn chỉnh. Mặc dù chỉ có 80 từ nhưng cũng cần có kết cấu hoàn chỉnh, nội dung đầy đủ. Cần chú ý phân phối nội dung hợp lý, làm rõ được chủ đề, tránh trường hợp viết gần hết số chữ quy định nhưng vẫn chưa nêu được chủ đề.

2. Yêu cầu của một bài văn hay:

  • Yêu cầu cơ bản: Hiểu từ chính xác, sử dụng đúng ngữ cảnh, không lạm dụng, ít sai ngữ pháp, tốt nhất nên viết những câu mà mình nắm chắc nhất.
  • Về chủ đề: Quan điểm rõ ràng, nội dung hoàn chỉnh.
  • Về kết cấu: Bố cục mạch lạc, hợp logic, kết cấu hợp lý. Nếu thời gian cho phép có thể viết đề cương rồi mới viết bài, việc này sẽ giúp triển khai đoạn văn rõ ràng, mạch lạc hơn.
  • Về mặt nội dung: Cần viết những nội dung đặc sắc liên quan nhất đến chủ đề. Bài viết cần có nội dung phong phú, ấn tượng, có thể liên hệ với trải nghiệm bản thân, những câu chuyện độc đáo hoặc những luận cứ sâu sắc
  • Về mặt trình bày: Không nên sử dụng những câu có hình thức giống nhau, diễn đạt nên có sự biến đổi đa dạng.

3. Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể:

Mức điểm Tiêu chuẩn đánh giá
0 điểm Để giấy trắng
Mức điểm thấp Chưa sử dụng được hết 5 từ,nội dung không liên quan, nhiều lỗi sai ngữ pháp và từ vựng
Mức điểm trung bình Nội dung liên quan và hợp logic, có lỗi sai ngữ pháp; Nội dung liên quan và hợp logic, ít sai sót về từ vựng; Nội dung liên quan và hợp logic, độ dài không đủ.
Mức điểm cao Sử dụng hết 5 từ, không sai từ ngữ, không sai ngữ pháp, nội dung phong phú, chặt chẽ và hợp logic.

4. Một số kĩ thuật:

a. Khi không tư duy được chủ đề: Cần phân tích ngữ cảnh thường dùng của các từ cho sẵn, từ đó tìm mối liên kết giữa các từ này và tìm ra chủ đề để sử dụng 5 từ cho sẵn.

b. Khi có một từ khó liên kết vào bài: Liên kết các từ còn lại để lập ra chủ đề và bố cục của đoạn văn, sau đó thêm một số tình tiết hoặc bước ngoặt để có thể liên kết từ này vào bài.

c. Khi có một hoặc vài chữ không biết:

Cách 1: Đoán nghĩa của từ. Có thể đoán dựa trên các bộ thủ, tách các từ ghép thành các từ đơn, đoán nghĩa của từ dựa trên tổng hợp nghĩa của các từ đơn.

Cách 2: Sử dụng từ ngữ một cách khéo léo. Có thể sử dụng từ không rõ nghĩa bằng các câu mang tính chất mô tả chung hoặc trích dẫn, không cần làm rõ nghĩa của từ.

Cách 3: Suy đoán dựa trên ngữ cảnh. Các từ được cho thường nằm trong cùng một trường nghĩa, vì vậy có thể dựa trên các từ khác để suy đoán nghĩa của từ không biết.

Cách 4: Chuyển dịch sự chú ý của người chấm vào các từ còn lại, viết những từ mình biết chính xác và hay, để người chấm không dồn sự chú ý vào từ còn lại.

d. Nếu số chữ quá nhiều hoặc quá ít:

Cách 1:

+ Đối với câu quá dài, lược bỏ thành phần phụ, không quá đặc sắc, không đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt nội dung.

+ Đối với câu quá ngắn, thêm thành phần phụ để kéo dài dung lượng câu.

Cách 2: Thay thế các từ hoặc cụm từ bằng các từ hoặc cụm từ có ý nghĩa tương đương.

[affegg id=8]

V. KĨ THUẬT NHÌN TRANH VIẾT ĐOẠN VĂN:

1. Một số điều cần chú ý:

1.1 Cần quan sát kỹ bức tranh, bao gồm việc quan sát chi tiết. Bức tranh là một chỉnh thể, không thể xem xét từng bộ phận rời rạc.

1.2 Cần quyết định chủ đề trước rồi sau đó mới bắt đầu viết. Chỉ khi suy nghĩ rõ ràng rồi, mới có thể viết được nội dung hoàn chỉnh với số từ có hạn. Có thể lựa chọn những chủ đề gần gũi thì việc kể lại trải nghiệm, bày tỏ cảm xúc mới có những điểm độc đáo, ấn tượng.

1.3 Về cách thức dẫn dắt nội dung bức tranh, có 3 cách:

  • Trực tiếp miêu tả nội dung có trên bức tranh. Có thể dùng các câu dẫn như sau: “在这张图片上,有…(Trong bức tranh này có…),”这是一张关于…的图片”(Đây là một bức tranh về…), vân vân. Tuy nhiên cách này lối viết đơn giản, nội dung không có chiều sâu, không được đánh giá cao.
  • Liên hệ bức tranh với những cảm xúc của mình một cách trực tiếp. Có thể dùng các câu dẫn như sau: (Nhìn thấy bức tranh này tôi nghĩ đến) (Nhìn thấy bức tranh này tôi đột nhiên…), vân vân. Cách viết này cũng không thường được sử dụng vì đề cập đến bức tranh quá trực tiếp, câu dẫn còn khiến cho số chữ để trình bày nội dung bị giảm đi.
  • Không nhắc rõ ràng đến bức tranh mà trực tiếp đi vào câu chuyện mà bức tranh gợi ra hoặc bày tỏ quan điểm về vấn đề bức tranh đặt ra.  Đây là lối viết thường gặp nhất, giúp người viết không bị gò bó quá chặt vào bức tranh nhưng vẫn trình bày được suy nghĩ của mình về vấn đề liên quan.

2. Yêu cầu của một đoạn văn hay:

  • Dùng từ chính xác, hợp lý, ngữ pháp ít sai sót, phương thức biểu đạt đa dạng.
  • Quan điểm rõ ràng, tư duy mạch lạc.
  • Viết những phần đặc sắc nhất.
  • Lý giải nội dung bức tranh chính xác.

3. Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể:

Mức điểm Tiêu chuẩn đánh giá
0 điểm Để giấy trắng
Mức điểm thấp Nội dung không liên quan đến bức tranh; Nội dung không liên quan, nhiều lỗi sai ngữ pháp; Có nhiều từ sai
Mức điểm trung bình Nội dung liên quan đến bức tranh và hợp logic, có lỗi sai ngữ pháp; Nội dung liên quan đến bức tranh và hợp logic, ít sai sót về từ vựng; Nội dung liên quan đến bức tranh và hợp logic, độ dài không đủ.
Mức điểm cao Nội dung liên quan đến bức tranh, không sai từ ngữ, không sai ngữ pháp, nội dung phong phú, chặt chẽ và hợp logic.

4. Một số kỹ thuật:

4.1 Khi không tư duy được chủ đề: Nếu không tư duy được chủ đề có thể thử viết một đoạn văn trần thuật, bắt đầu từ việc đặt một số câu hỏi để xây dựng nên một câu chuyện.

Đầu tiên có thể bắt đầu từ các câu hỏi cơ bản “Ai”, “Cái gì”, “Lúc nào”, “Ở đâu”, trong đó “Ai” và “Cái gì” là vấn đề chính tạo nên chủ thể câu chuyện. Chúng ta không nên đơn giản miêu tả lại bức tranh mà cần kể một câu chuyện, do đó còn cần đặt ra các câu hỏi “Vì sao”, “Kết quả ra sao”, rồi theo đó mà viết ra nguyên nhân kết quả câu chuyện trong phạm vi số chữ cho phép.

Khi trả lời những câu hỏi này, chúng ta có thể thử xem xét dưới những góc độ sau:

Với câu hỏi “Ai”: có thể thông qua độ tuổi, cách ăn mặc của nhân vật để quyết định thân phận, là học sinh hay người đã đi làm, là nam hay nữ, địa vị thế nào. Nếu có 2 người thì cần làm rõ mối quan hệ của họ: đồng nghiệp, bạn học, thầy trò, vợ chồng, bố/mẹ và con,…

Với câu hỏi “Cái gì”: nên kết hợp với thân phận, biểu cảm của họ, những thứ họ đang tác động tới, từ đó phát huy trí tưởng tượng.

Cuối cùng, mở rộng nội dung bức tranh ra bên ngoài, thiết kế mở đầu và kết thúc cho đoạn văn. Mở đầu có thể là nguyên nhân hoặc giới thiệu bối cảnh câu chuyện. Kết thúc có thể là kết quả câu chuyện hoặc là suy nghĩ của bản thân. Để nội dung hoàn chỉnh hơn, cần tăng cường tính kể chuyện và sắp đặt thêm vài chi tiết nhỏ.

4.2 Nếu số chữ quá nhiều hoặc quá ít:

Cách 1:

Đối với câu quá dài, lược bỏ thành phần phụ, không quá đặc sắc hoặc không đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt nội dung. Những chỗ nào cần lược bỏ thì phải lược bỏ, chỉ giữ lại nội dung đặc sắc nhất.

Cách 2:

Đối với câu quá ngắn, thêm thành phần phụ để kéo dài dung lượng câu. Bổ sung thêm một số tình tiết, thông tin miêu tả. Có thể mở rộng đoạn văn về cả nội dung và hình thức. Về mặt hình thức, có thể dùng các câu phức để biểu đạt quan điểm đơn giản, sử dụng các từ hai âm tiết, từ trùng điệp,…Về mặt nội dung, có thể thêm các chi tiết về mặt thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, kết quả,…

Thay thế các từ hoặc cụm từ bằng các từ hoặc cụm từ có ý nghĩa tương đương.

[affegg id=8]

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài tập điền từ và vế câu HSK 5

Bài tập điền từ và vế câu HSK 5 thuộc phần 1 của phần Đọc hiểu trong đề thi HSK 5. Phần này gồm 15 câu hỏi. Cung cấp một vài đoạn văn, mỗi đoạn văn có một vài chỗ trống, chỗ trống cần điền một từ hoặc một vế câu, mỗi chỗ trống có […]

500 từ vựng cấp độ 1 của HSK 9 cấp

500 từ vựng cấp độ 1 của HSK 9 cấp HSK 9 cấp, còn được gọi là HSK mới, là một bài kiểm tra tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Trung. Nó được giới thiệu vào năm 2021, thay thế hệ thống HSK 6 cấp cũ. Hệ thống mới toàn diện hơn và bao […]

Bài tập sắp xếp thứ tự câu HSK 4

Bài tập sắp xếp thứ tự câu HSK 4 thuộc phần 2 nằm trong phần Đọc của đề thi HSK 4 gồm 10 câu. Mỗi câu cung cấp 3 câu, yêu cầu thí sinh sắp xếp câu theo đúng thứ tự. Bài tập sắp xếp thứ tự câu HSK 4 sẽ giúp bạn ôn tập […]

Ngữ pháp HSK 6

Muốn vượt qua kỳ thi HSK 6 với điểm số cao, chỉ học bảng từ vựng thì chưa đủ, bạn cần phải nắm vững ngữ pháp HSK 6. Ngữ pháp HSK 6 có 1 điểm đáng chú ý đó là: Từ đồng nghĩa có sắc thái khác nhau, nghĩa như nhau nhưng có từ dùng […]

2500 từ vựng HSK 5 mới nhất

2500 từ vựng HSK 5 mới nhất Từ vựng HSK 5 nếu tính gộp từ 1 đến 5 là : 2500 từ, nếu không bao gồm các cấp dưới là 1300 từ. Năm 2012, tổ chức Hanban đã cập nhật bảng từ vựng HSK của 6 cấp độ. Do đó, từ năm 2012 trở đi, […]

Bài tập tổng hợp HSK 5

Bài tập tổng hợp HSK 5 sẽ giúp bạn ôn tập từ vựng và ngữ pháp HSK 5. Các bài tập này không nằm trong đề cương thi HSK 5. Bài tập có 4 dạng câu hỏi: Dạng 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Dạng 2: Chọn đáp án đúng. Cụ thể: cho […]

Bài tập sắp xếp từ thành câu HSK 3

Bài tập sắp xếp từ thành câu HSK 3 thuộc phần 1 nằm trong phần Viết của đề thi HSK 3 gồm 5 câu. Mỗi câu cung cấp một vài từ, yêu cầu thí sinh dùng những từ này sắp xếp thành 1 câu.  Bài tập sắp xếp từ thành câu HSK 3 sẽ giúp […]

Bài tập sắp xếp từ thành câu HSK 4

Bài tập sắp xếp từ thành câu HSK 4 thuộc phần 1 nằm trong phần Viết của đề thi HSK 4 gồm 10 câu. Mỗi câu cung cấp một vài từ, yêu cầu thí sinh dùng những từ này sắp xếp thành 1 câu.  Bài tập sắp xếp từ thành câu HSK 4 sẽ giúp […]

Bài tập điền từ HSK 2

Bài tập điền từ thuộc phần 2 nằm trong phần Đọc hiểu của đề thi HSK 2 gồm 10 câu. Mỗi câu sẽ đưa ra 1- 2 câu tiếng Hán, trong câu sẽ có 1 ô trống, thí sinh phải lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Như bạn thấy, đề thi […]

300 Từ vựng HSK 2 mới nhất

300 Từ vựng HSK 2 mới nhất Từ vựng HSK 2 nếu tính gộp từ 1 đến 2 là : 300 từ, nếu không bao gồm cấp 1 là 150 từ. Năm 2012, tổ chức Hanban đã cập nhật bảng từ vựng HSK của 6 cấp độ. Do đó, từ năm 2012 trở đi, bạn […]

error: Content is protected !!