Trang chủ THI HSK Hướng dẫn viết đoạn văn HSK 5

Hướng dẫn viết đoạn văn HSK 5

31375
0

Để đạt điểm cao phần viết đoạn văn HSK 5, bạn nên đọc bài hướng dẫn này.

Trở lại
Tiếp

V. KĨ THUẬT NHÌN TRANH VIẾT ĐOẠN VĂN:

1. Một số điều cần chú ý:

1.1 Cần quan sát kỹ bức tranh, bao gồm việc quan sát chi tiết. Bức tranh là một chỉnh thể, không thể xem xét từng bộ phận rời rạc.

1.2 Cần quyết định chủ đề trước rồi sau đó mới bắt đầu viết. Chỉ khi suy nghĩ rõ ràng rồi, mới có thể viết được nội dung hoàn chỉnh với số từ có hạn. Có thể lựa chọn những chủ đề gần gũi thì việc kể lại trải nghiệm, bày tỏ cảm xúc mới có những điểm độc đáo, ấn tượng.

1.3 Về cách thức dẫn dắt nội dung bức tranh, có 3 cách:

  • Trực tiếp miêu tả nội dung có trên bức tranh. Có thể dùng các câu dẫn như sau: “在这张图片上,有…(Trong bức tranh này có…),”这是一张关于…的图片”(Đây là một bức tranh về…), vân vân. Tuy nhiên cách này lối viết đơn giản, nội dung không có chiều sâu, không được đánh giá cao.
  • Liên hệ bức tranh với những cảm xúc của mình một cách trực tiếp. Có thể dùng các câu dẫn như sau: (Nhìn thấy bức tranh này tôi nghĩ đến) (Nhìn thấy bức tranh này tôi đột nhiên…), vân vân. Cách viết này cũng không thường được sử dụng vì đề cập đến bức tranh quá trực tiếp, câu dẫn còn khiến cho số chữ để trình bày nội dung bị giảm đi.
  • Không nhắc rõ ràng đến bức tranh mà trực tiếp đi vào câu chuyện mà bức tranh gợi ra hoặc bày tỏ quan điểm về vấn đề bức tranh đặt ra.  Đây là lối viết thường gặp nhất, giúp người viết không bị gò bó quá chặt vào bức tranh nhưng vẫn trình bày được suy nghĩ của mình về vấn đề liên quan.

2. Yêu cầu của một đoạn văn hay:

  • Dùng từ chính xác, hợp lý, ngữ pháp ít sai sót, phương thức biểu đạt đa dạng.
  • Quan điểm rõ ràng, tư duy mạch lạc.
  • Viết những phần đặc sắc nhất.
  • Lý giải nội dung bức tranh chính xác.

3. Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể:

Mức điểm Tiêu chuẩn đánh giá
0 điểm Để giấy trắng
Mức điểm thấp Nội dung không liên quan đến bức tranh; Nội dung không liên quan, nhiều lỗi sai ngữ pháp; Có nhiều từ sai
Mức điểm trung bình Nội dung liên quan đến bức tranh và hợp logic, có lỗi sai ngữ pháp; Nội dung liên quan đến bức tranh và hợp logic, ít sai sót về từ vựng; Nội dung liên quan đến bức tranh và hợp logic, độ dài không đủ.
Mức điểm cao Nội dung liên quan đến bức tranh, không sai từ ngữ, không sai ngữ pháp, nội dung phong phú, chặt chẽ và hợp logic.

4. Một số kỹ thuật:

4.1 Khi không tư duy được chủ đề: Nếu không tư duy được chủ đề có thể thử viết một đoạn văn trần thuật, bắt đầu từ việc đặt một số câu hỏi để xây dựng nên một câu chuyện.

Đầu tiên có thể bắt đầu từ các câu hỏi cơ bản “Ai”, “Cái gì”, “Lúc nào”, “Ở đâu”, trong đó “Ai” và “Cái gì” là vấn đề chính tạo nên chủ thể câu chuyện. Chúng ta không nên đơn giản miêu tả lại bức tranh mà cần kể một câu chuyện, do đó còn cần đặt ra các câu hỏi “Vì sao”, “Kết quả ra sao”, rồi theo đó mà viết ra nguyên nhân kết quả câu chuyện trong phạm vi số chữ cho phép.

Khi trả lời những câu hỏi này, chúng ta có thể thử xem xét dưới những góc độ sau:

Với câu hỏi “Ai”: có thể thông qua độ tuổi, cách ăn mặc của nhân vật để quyết định thân phận, là học sinh hay người đã đi làm, là nam hay nữ, địa vị thế nào. Nếu có 2 người thì cần làm rõ mối quan hệ của họ: đồng nghiệp, bạn học, thầy trò, vợ chồng, bố/mẹ và con,…

Với câu hỏi “Cái gì”: nên kết hợp với thân phận, biểu cảm của họ, những thứ họ đang tác động tới, từ đó phát huy trí tưởng tượng.

Cuối cùng, mở rộng nội dung bức tranh ra bên ngoài, thiết kế mở đầu và kết thúc cho đoạn văn. Mở đầu có thể là nguyên nhân hoặc giới thiệu bối cảnh câu chuyện. Kết thúc có thể là kết quả câu chuyện hoặc là suy nghĩ của bản thân. Để nội dung hoàn chỉnh hơn, cần tăng cường tính kể chuyện và sắp đặt thêm vài chi tiết nhỏ.

4.2 Nếu số chữ quá nhiều hoặc quá ít:

Cách 1:

Đối với câu quá dài, lược bỏ thành phần phụ, không quá đặc sắc hoặc không đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt nội dung. Những chỗ nào cần lược bỏ thì phải lược bỏ, chỉ giữ lại nội dung đặc sắc nhất.

Cách 2:

Đối với câu quá ngắn, thêm thành phần phụ để kéo dài dung lượng câu. Bổ sung thêm một số tình tiết, thông tin miêu tả. Có thể mở rộng đoạn văn về cả nội dung và hình thức. Về mặt hình thức, có thể dùng các câu phức để biểu đạt quan điểm đơn giản, sử dụng các từ hai âm tiết, từ trùng điệp,…Về mặt nội dung, có thể thêm các chi tiết về mặt thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, kết quả,…

Thay thế các từ hoặc cụm từ bằng các từ hoặc cụm từ có ý nghĩa tương đương.

Trở lại
Tiếp
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận