1. Cách sử dụng dấu câu: Khi sử dụng dấu câu cần tránh các lỗi sai thường gặp sau:
Viết nhầm dấu chấm câu “。” thành dấu “.”
Dấu phẩy “,” (gồm 1 chấm và đuôi) viết thành hình tròn và đuôi (giống dấu “。” có thêm đuôi), tương tự với các cặp dấu ” ” (dấu ngoặc kép) và ‘ ‘ (dấu ngoặc).
Viết nét chấm ở cuối dấu “?” (dấu chấm hỏi) và “!” (dấu chấm than) thành hình tròn như dấu “。”, tương tự với các dấu ” : ” (dấu hai chấm) và ” ; “(dấu chấm phẩy)
Thay thế bộ phận bị lược sau các thành phần liệt kê thành 3 hoặc 6 dấu “。” liên tiếp, cách viết đúng phải là 6 dấu “.” liên tiếp, tức là “……”
Dấu gạch ngang (dùng để chuyển ý) viết thành hai đoạn gạch ngang ngắn”——” , cách viết đúng là viết nét gạch ngang dài 2 ô trống.
Viết nhầm tên sách trong cặp ngoặc khác với ngoặc “《》”
Cách dùng sai (đặc biệt là dấu “,” “、”), đặt sai vị trí dấu câu trong câu, lạm dụng dấu câu.
2. Văn phong: Sử dụng từ ngữ và cấu trúc dành cho văn viết, hạn chế lối viết quá khẩu ngữ.
3. Sử dụng linh hoạt xưng hô chủ ngữ: Không nên lặp đi lặp lại cùng một chủ ngữ hoặc cùng một cách xưng hô ở tất cả các câu, dùng những cách gọi khác để thay thế hoặc ghép các câu có cùng chủ ngữ với nhau.
4. Tính đơn giản của từ ngữ: Viết gãy gọn, rõ ràng, tránh kể lể dông dài, lặp lại nội dung.
5. Thái độ tích cực trong bài viết: Mỗi đoạn văn đều thể hiện thái độ của người viết với vấn đề, với cuộc sống, cho nên thái độ tích cực, khách quan sẽ dễ nhận được sự đồng cảm hơn.
6. Đoạn văn hay cần có cá tính riêng: Cần đưa những gì đặc sắc, nổi bật nhất vào đoạn văn, tốt nhất là gắn với suy nghĩ, trải nghiệm cá nhân để tăng tính độc đáo của đoạn văn.